Khi bắt đầu, hẳn “doanh nhân” nào cũng sở hữu một bầu nhiệt huyết trào dâng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn tới thành công. Tuy nhiên, theo như một thống kê không chính thức, tỷ lệ thất bại của các startup lên tới hơn 80%. Vậy những khó khăn cản lối startup đến với thành công là gì?
1. Cạnh tranh gay gắt nguồn vốn tài trợ

Một điều dễ hiểu là khi tài trợ khởi nghiệp cho một doanh nghiệp startup, nhà đầu tư trước hết sẽ cân nhắc cơ hội thành công của những doanh nghiệp này. Vì thế nguồn vốn đầu tư có thể rất dồi dào, nhưng lại không dành cho tất cả các startup.
Điều này tạo ra một bức tranh hợp lý cho nhà đầu tư, họ cần đảm bảo đồng tiền của mình luôn sinh lời từ phía các startup, điều này cũng đồng nghĩa sẽ ít cơ hội hơn cho các doanh nghiệp khi họ không thể thu hút được lượng khách hàng ban đầu sau một thời gian đầu tư. Khác với thung lũng Silicon, các nhà đầu tư ở Việt Nam cũng thích đầu tư vào các startup đã “hòm hòm”.
“Tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư không nhiều, và họ cũng thường kỳ vọng startup phát triển đến một mức nhất định rồi mới đổ tiền vào. Nếu ở Mỹ, startup chứng minh bằng ý tưởng thì ở Việt Nam, startup phải chứng minh bằng con số”, ông Phạm Kim Hùng – nhà sáng lập Tech Elite chia sẻ.
2. Chưa biết cách đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm toán yếu
Nhiều startup tại Việt Nam hiện nay “chỉ biết làm, không biết nói”. Tức là họ chỉ biết cắm cúi làm để cho ra sản phẩm mà không biết cách giới thiệu sản phẩm ra thị trường như thế nào, thiếu kế hoạch do đó khả năng thành công không cao.

Bên cạnh đó, nhiều công ty đã có sản phẩm tốt nhưng khi tiếp cận các quỹ đầu tư thì gặp khó khăn trong việc định giá, sổ sách kế toán, tài chính… Nếu báo cáo kiểm toán được thực hiện bởi một công ty nước ngoài thì yên tâm, nhưng nếu đó là báo cáo thực hiện trong nước thì sẽ phải xem xét kỹ hơn. Các startup sẽ cạnh tranh hơn nếu có số liệu báo cáo được thực hiện bởi các đơn vị kiểm toán uy tín.
3. Non trẻ trong kiến thức và kinh nghiệm
Ngay cả đối với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, kiến thức cũng chưa bao giờ là đủ. Những tri thức mới luôn được khám phá mỗi ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Đó cũng là lý do khiến những thành tố hỗ trợ trong hệ sinh thái khởi nghiệp như vườn ươm, quỹ hỗ trợ… dù đang mọc lên như nấm tại Việt Nam cũng không phát huy nhiều hiệu quả.
Không chỉ học trên ghế nhà trường, giới khởi nghiệp còn được khuyên tìm kiếm sự giúp đỡ ở những phần việc mình không giỏi và học hỏi từ đồng nghiệp, từ mentor (người hướng dẫn) và sách vở.

Ngoài việc học, ông Ngô Xuân Huy – đồng sáng lập Money Lover cũng khuyến khích các bạn trẻ hãy dành từ 3 đến 5 năm đi làm trong các công ty, tập đoàn để học hỏi chuyên môn, kỹ năng mềm và nắm bắt thị trường trước khi tính đến khởi nghiệp.
Ngoài nền tảng kiến thức cần liên tục được cập nhật và bồi đắp, kinh nghiệm từ những người đi trước là vô cùng quý báu, giúp doanh nghiệp non trẻ tránh khỏi những “vết xe đổ”, những thất bại không đáng có.
4. Nhân sự ít gắn bó, trình độ chưa cao
Cũng xuất phát một phần về vấn đề tài chính đóng góp thêm cho sự khó khăn cho doanh nghiệp startup trong việc thu hút nhân tài. Kỹ năng tuyển dụng, đãi ngộ và giữ chân người tài của các chủ doanh nghiệp cũng rất yếu. Đa số tâm lý của những nhân sự có năng lực làm việc tốt lại muốn phát triển tại những doanh nghiệp lớn chứ ít khi muốn chịu rủi ro cùng startup. Một người có năng lực tốt bao giờ cũng yêu cầu mức thu nhập tương xứng, họ chỉ chấp nhận mức lương bình thường khi có một số điều kiện khác thúc đẩy họ như người lãnh đạo giỏi, sản phẩm thực sự có tiềm năng lớn hoặc họ có khả năng sở hữu một phần doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không vì vậy mà mất niềm tin vào các mô hình Start-up đầy tiềm năng
Trải qua một thời gian dài chuẩn bị kỹ lưỡng, Global Finance đã ra mắt thị trường với hình thức kinh doanh đa lĩnh vực, hợp tác đầu tư, kết nối các nhà đầu tư trên cả nước. Đây là một hình thức đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và ngày càng trở nên phổ biến trong chục năm trở lại đây.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam có rất nhiều dự án tiềm năng ở đa ngành, lĩnh vực nhưng lại gặp khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư. Vậy nên mô hình hợp tác đầu tư cần sớm được khai thác và phát huy tối đa thế mạnh, giúp các dự án, doanh nghiệp trong cả nước cùng phát triển, thu lại lợi nhuận, thúc đẩy nền kinh tế tiến lên vững vàng.
Hiện tại Global Finance đang hoạt động tích cực trên 6 lĩnh vực:
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh công nghệ và các sản phẩm công nghệ
- Kinh doanh tài chính, dịch vụ tài chính trong nước và quốc tế
- Kinh doanh xây dựng và nội thất
- Kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch
- Kinh doanh dịch vụ bảo lãnh rủi ro đầu tư kinh doanh
Global Finance hướng tới việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ giá trị, góp phần nâng cao chất lượng đời sống và tiến bộ xã hội. Với tư cách là một công ty trẻ tài năng, sáng tạo và nhiều hoài bão, Global Finance đang trong giai đoạn gấp rút chuẩn bị nguồn lực, lên kế hoạch cho các dự án trong tương lai.
Dưới đây là bảng phân chia lợi nhuận khi hợp tác đầu tư cùng Global Finance, mời quý nhà đầu tư tham khảo:

Quý nhà đầu tư, đối tác quan tâm đến các gói đầu tư của Global Finance, vui lòng liên hệ: