Vài năm trở lại đây, nhà phố thương mại nổi lên như một xu hướng đầu tư mới mẻ, hấp dẫn. Chính vì thế, nắm bắt kinh nghiệm đầu tư shophouse sẽ giúp quá trình kinh doanh của chủ sở hữu thuận lợi hơn, đồng thời cũng giúp tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận hàng tháng.
Giới thiệu về shophouse
Shophouse hay còn được gọi là nhà phố thương mại hoặc căn hộ kinh doanh. Đây là mô hình bất động sản nhà ở kết hợp cùng với buôn bán, kinh doanh đang rất phổ biến tại các đô thị trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, shophouse được chia làm 2 loại cơ bản gồm shophouse chân đế và shophouse thấp tầng liền kề. Mỗi loại có những đặc trưng, ưu điểm riêng biệt, và cũng có khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu cũng như mục đích đầu tư shophouse khác nhau, cụ thể:
- Shophouse khối đế: được thiết kế tại tầng đế của các tòa chung cư, thường có quy mô 1 đến 2 tầng, có thời hạn sử dụng trong vòng khoảng 50 năm.
- Shophouse thấp tầng liền kề thường được xây dựng ở các trục đường phố và khu vực thương mại, dịch vụ, có quy định tương đương với các căn biệt thự. Căn nhà sẽ được cấp quyền sử dụng lâu dài và ổn định theo luật đất đai quy định. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của shophoues thấp tầng liền kề so với các căn shophouse chân đế.
Tiềm năng khi đầu tư shophouse
Shophouse là mô hình bất động sản thường xuyên được đề cập trên các trang đầu tư,đang có sức nóng trên thị trường bất động sản. Nguyên nhân lí giải về sức nóng này là do:
Thứ nhất, shophouse được các nhà đầu tư săn đón chính bởi chức năng “kép” tích hợp giữa mô hình kinh doanh và nhà ở. Với mô hình shophouse này, chủ sở hữu hoàn toàn có thể cắt giảm chi phí thuê địa điểm kinh doanh/địa điểm ở. Nhờ vậy, chi phí đi lại hay chi phí vận hành cũng được giảm thiểu tối đa. Điều này rất tiện lợi cho chủ sở hữu.
Thứ 2, shophouse thường nằm tại các khu đô thị hoặc đại đô thị lớn, quy hoạch đồng bộ. Những nơi này có mật độ cư dân đông đúc, có thể trở thành nguồn khách hàng tiềm năng cho mục đích kinh doanh của các nhà đầu tư.
Cuối cùng là về số lượng. Mật độ của loại hình Shophouse thường chỉ chiếm từ 2% – 5% số lượng sản phẩm tại dự án bất động sản. Điều đó đã tạo ra sự khan hiếm của shophouse, khiến giá trị chuyển nhượng và cho thuê của mô hình nhà phố thương mại này luôn ở mức cao.
Một số kinh nghiệm đầu tư shophouse hiệu quả
Tiềm năng shophouse rất ấn tượng và trong tương lai sẽ có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Để có thể kinh doanh hiệu quả và tối ưu, nhà đầu tư cần nắm trong tay 4 kinh nghiệm đầu tư shophouse cơ bản sau:
Tính thanh khoản
Bên cạnh chức năng để ở, shophouse còn có thể mở rộng sang mảng kinh doanh và đầu tư. Vì thế tính thanh khoản là yếu tố đầu tiên cần được quan tâm. Tiêu chí đặc biệt quan trọng quyết định giá trị của shophouse nằm ở vị trí.
Một căn shophouse tọa lạc tại mặt tiền đẹp, nằm ở nơi dân cư đông đúc, gần các trục đường lớn, giao thông thuận tiện thì chắc chắn sẽ có tính thanh khoản cao hơn những căn nằm ở những vị trí khác khó tiếp cận.
Đánh giá tiềm năng kinh doanh
Ngoài vị trí, nhà đầu tư cũng nên chú trọng vào tiềm năng kinh doanh của shophouse. Điều này thể hiện qua cách lựa chọn loại hình, sản phẩm dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu dân cư và những cư dân khác sinh sống tại khu vực xung quanh, đảm bảo tính cạnh tranh cao.
Nhà đầu tư có thể dựa vào mật độ dân cư để quyết định quy mô kinh doanh hay dựa vào tiêu chuẩn dự án (cao cấp hay trung bình…) để xác định phân khúc thị trường. Từ đó có thể đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Cân nhắc các mặt hạn chế của shophouse
Trước khi quyết định “rót vốn”, giới đầu tư nên cân nhắc những điểm hạn chế. Với loại hình shophouse, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm như sau:
- Nguồn vốn đầu tư lớn: shophouse thường có mức giá cao hơn các căn hộ thông thường ít nhất khoảng 20%. Vì vậy nhà đầu tư cần có những tính toán cẩn thận về khả năng sinh lời để số tiền mình bỏ ra là hợp lý, xứng đáng.
- Thời gian sử dụng có hạn: thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm là rào cản lớn phải kể đến của mô hình shophouse. Tuy nhiên, sau 50 năm, chủ sở hữu hoàn toàn có thể yêu cầu chủ đầu tư gửi đơn gia hạn quyền sử dụng đất lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Tiến độ bàn giao: đối với những căn shophouse phục vụ cho mục đích kinh doanh, thời gian chính là vàng. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sinh lời và cơ hội mua bán của chủ đầu tư. Vì vậy trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về tiến độ thi công cũng như thời gian bàn giao của shophouse.
Tìm hiểu kỹ lưỡng giấy tờ, thủ tục pháp lý
Việc tìm hiểu thủ tục pháp lý là bước quan trọng không thể thiếu trong tất cả các giao dịch bất động sản. Với nhà phố thương mại, nhà đầu tư cần lưu ý một số giấy tờ, thông tin sau:
- Thỏa thuận giá mua bán shophouse
- Cam kết thời gian bàn giao shophouse
- Quy định gia hạn Shophouse
- Quy định về điều khoản điều kiện và mặt hàng dịch vụ được phép kinh doanh tại shophouse
- Điều kiện bàn giao
- Thỏa thuận giá vận hành, điện nước, phí dịch vụ,…
Như vậy trên đây là những thông tin mà chúng tôi giới thiệu với bạn về shophouse – nhà phố thương mại. Qua đây, nhà đầu tư có thể nắm bắt được về ưu nhược điểm của loại hình này, cũng như nắm được những kinh nghiệm đầu tư hiệu quả.
Hiện tại, Fintech Land cũng có những chương trình đầu tư hấp dẫn với các mô hình shophouse thương mại, đất nền, dự án căn hộ, dự án tòa nhà văn phòng…
Nhà đầu tư đang muốn tham gia vào thị trường bất động sản, đang cần tìm một đơn vị đầu tư an toàn, mức sinh lời cao và mang lại giá trị bền vững cho khách hàng, hãy để lại thông tin liên hệ dưới đây để được tư vấn đầu tư miễn phí. Fintech Land – tập đoàn bất động sản uy tín trên thị trường hiện nay, đem lại nguồn lợi nhuận cao, đảm bảo nguồn vốn an toàn.