Thị trường nhà ở trong nước đang có nhu cầu rất lớn và việc dân số gia tăng tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn lớn về thị trường đang gây ra tình trạng lệch pha cung cầu như thủ tục pháp lý, quỹ đất và vốn đầu tư.
Thị trường bất động sản Việt Nam còn đang đối mặt với 4 khó khăn lớn. Tìm hiểu rõ hơn 4 khó khăn này là gì qua bài viết sau bạn nhé.
1. Thiếu quy hoạch tổng thể

Quy trình phê duyệt quy hoạch tổng thể cần được sắp xếp hợp lý hơn trước. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt “nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Cụ thể, quy hoạch 1 / 10.000 đã được Bộ Xây dựng phê duyệt, các quy hoạch 1/2000 và 1/500 đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Sự thiếu rõ ràng về quản lý quy hoạch ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.
2. Nhiều bộ luật còn chồng chéo

Luật Đất đai và Luật Xây dựng còn chồng chéo khiến quá trình phê duyệt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn. Pháp luật phải được xây dựng và tổ chức hợp lý, hiệu quả để tránh sự trùng lặp giữa các quy định khác nhau từ đó hỗ trợ chính quyền địa phương trong quá trình phê duyệt dự án và khắc phục tình trạng thiếu quỹ đất cho nhà ở.
3. Thiếu hụt quỹ đất tại các thành phố lớn, dẫn đến nguy cơ bong bóng

Một vấn đề nổi cộm là ở nhiều nơi tình trạng đầu cơ giá nhà đất diễn ra có thể dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản. Các cơ quan chức năng cần đưa ra giải pháp tăng quỹ đất sạch để tránh tình trạng đầu cơ và giải quyết vấn đề thiếu nhà ở. Nên xây dựng quy trình đấu giá đất công khai, minh bạch và và triển khai đúng hạn các dự án cơ sở hạ tầng hỗ trợ quá trình phát triển đô thị.
4. Siết tín dụng bất động sản
Hiện tại tín dụng
bất động sản và hoặt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ. Nhà nước cũng đang xem xét hạn chế nguồn vay nước ngoài để tài trợ cho các dự án trung và dài hạn (dự thảo).
Các doanh nghiệp nên chủ động đa dạng hóa nguồn vốn, tiếp cận các kênh thay thế như quỹ đầu tư, M&A, liên doanh. Việc đa dạng hóa các nguồn vốn sẽ giúp ổn định thị trường và giảm các rủi ro hệ thống.