Tuổi 40 có thể được coi là một cột mốc quan trọng của cuộc đời mỗi con người cả về sự nghiệp hay sức khỏe. 40 tuổi chỉ là một bước khởi đầu mới cho phần đời còn lại của mỗi người. Nếu bạn muốn sống phần đời còn lại một cách khỏe mạnh và hạnh phúc, hãy chú ý giữ gìn sức khỏe của bản thân một cách thật tốt. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân và biết cách chăm sóc sức khỏe thật tốt cho tương lai khỏe mạnh.
1. Những nguy cơ về sức khỏe của những người độ tuổi 40
Những người ở độ tuổi 40 ngày càng gặp phải các vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh lý tăng huyết áp hay đái tháo đường loại 2. Lão hóa, căng thẳng, chế độ ăn uống không cân bằng là hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm và kháng insulin. Vì vậy hãy duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục thường xuyên và hạn chế việc căng thẳng tâm lý.
Cuối những năm 40 tuổi, bộ phận buồng trứng và tinh hoàn của con người bắt đầu ngừng hoạt động. Ở giai đoạn này, nữ giới sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh, còn nam giới thì sẽ đối mặt với các nguy cơ chính gây ra hội chứng chuyển hóa do tác động bởi nồng độ testossterone giảm thấp. Các bệnh lý người 40 tuổi thường gặp là cao huyết áp, rối loại cholesterol, các bệnh lý tim mạch, kháng insulin, đái tháo đường,… Nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh này là do tâm lý căng thẳng và chế độ ăn uống không phù hợp. Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, các hooc môn sinh sản, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch và viêm khớp.
2. Chăm sóc sức khỏe cho người 40 tuổi bằng cách nào?
Duy trì cân nặng hợp lý
Loại bỏ mỡ thừa là một trong những cách hàng đầu để chăm sóc sức khỏe cho những người ở độ tuổi 40. Điều này giúp bạn dễ dàng chống lại các bệnh mãn tính. Ở độ tuổi 40, phụ nữ gặp phải tình trạng sụt giảm hoóc môn, tăng nguy cơ ung thư vú và gặp phải các triệu chứng mãn kinh. Chúng ta có thể hạn chế các tình trạng này bằng cách kiểm soát cân nặng hợp lý. Việc duy trì cân nặng ở một mức phù hợp giúp cho cả nam giới và nữ giới đều có thể giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về tim mạch.
Tăng cường sức khỏe cơ bắp
Ở độ tuổi 40 trở lên, con người thường sẽ mất dần khoảng 1% khối lượng cơ mỗi năm. Vì thế để chăm sóc sức khỏe tuổi 40, bạn hãy tập luyện cơ bắp và rèn luyện sự dẻo dai cho mình. Bạn có thể sử dụng tạ nhẹ trong khi đi bộ nhanh hoặc tham gia phòng tập thể dục để tập tạ. Trong mọi trường hợp, bạn nên có các hình thức phù hợp để tập luyện sức đề kháng, ngăn chặn tình trạng mất cơ.
Quan tâm đến chức năng tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân một cách trầm trọng. Bệnh tuyến giác là một vấn đề khá phổ biến ở tuổi 40. Vì thế, việc kiểm tra chức năng hoạt động tuyến giáp đều đặn là một việc cần thiết đối với sức khỏe.
Ngưng sử dụng thuốc lá
Ngừng sử dụng thuốc lá là một trong những lời khuyên sức khỏe hàng đầu cho tất cả mọi lứa tuổi. Dẫu biết rằng việc bỏ thuốc là không hề dễ dàng, nhưng bạn nhất định cần bỏ hút thuốc. Điều này giúp bạn kéo dài tuổi thọ, giảm khả năng mắc các bệnh mãn tính, có thể kể đến như đột quỵ, các bệnh về tim mạch.
Kiểm tra thị lực
Khi bạn bước qua độ tuổi 40, thị lực có thể bắt đầu trở nên kém đi. Với tình trạng thoái hóa điểm vàng, đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa ở người cao tuổi. Bạn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh này bằng việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày như rau, trái cây màu đỏ, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và lycopene. Đeo kính râm khi đi ngoài trời nắng cũng là cách ngăn chặn mắt bạn khỏi tổn thương bởii ánh nắng mặt trời – yếu tố làm tăng đục thủy tinh thể.
Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn
Việc ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nhất là khi bạn đã ở tuổi 40 trở lên. Ở độ tuổi này, bạn không thể ăn uống thoải mái như khi còn trẻ được nữa. Khi bạn ngoài 40 tuổi, sự trao đổi chất và khả năng tiêu hóa thức ăn đã bị giảm đi một cách đáng kế. Việc bổ sung hàm lượng chất xơ trong thực đơn giúp bạn giảm thiểu lượng calo hấp thụ từ đồ ngọt. Ngũ cốc nguyên hát, rau xanh, trái cây, sữa ít béo, protein nạc,… là các thành phần cần thiết trong một chế độ ăn lành mạnh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Đây là điều rất quan trọng. Hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kì, Tiêm phòng, thực hiện các xét nghiệm cũng là những điều cần thiết để chăm sóc sức khỏe của bạn. Đối với nữ giới, cần phết tế bào cổ tử cung, chụp X quang tuyến vú. Đối với nam giới, hãy thực hiện đi khám tinh hoàn hàng năm.
Duy trì thái độ sống tích cực
Tạo cho mình thói quen biết ơn là một điều giúp ích cho trái tim và tâm hồn của bạn. Bạn có thể khen ngợi ai đó, cười thật nhiều. Thiền cũng là một bài tập giúp bạn hiểu được trạng thái tâm trí hiện tại của mình. Điều này giúp mang lại cảm giác bình an và thư giãn trong tâm trí. Từ đó giúp cho bạn duy trì thái độ sống tích cực.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn
Một giấc ngủ đủ khoảng từ 7 – 9 giờ mỗi đêm. Bạn cần tránh sử dụng các thiết bị điện tử gây hại trước giờ đi ngủ, tránh mang điện thoại khi đi ngủ.
Sử dụng thực phẩm có lợi cho sức khỏe
Hãy bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, ít đường và chất béo trong các bữa ăn của bạn. Tránh sử dụng các loại thức ăn nhanh, hạn chế ăn ngoài và nấu thức ăn lành mạnh ở nhà. Nếu có ra ngoài ăn, hãy tìm những nơi đảm bảo chất lượng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó bạn cũng nên uống nhiều nước hơn. Cung cấp đủ nước cho cơ thể rất tốt cho da dẻ và giúp bạn có tâm trạng tốt hơn.
Đọc thêm các thông tin, kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe TẠI ĐÂY.