Giá bất động sản tăng rất mạnh trong hai năm xảy ra dịch bệnh và lan rộng trong ba tháng đầu năm 2022. Giá bất động sản tăng cao có thể dẫn đến bất ổn thị trường và nguy cơ bong bóng cục bộ.
Tại miền Bắc, có một số nơi giá bất động sản đã tăng 50% so với thời kỳ vừa qua như Ba Vì tăng 52%, Hòa Bình tăng 47%, Bắc Giang tăng 38%. Nếu không có các công cụ điều tiết, thị trường có thể bị lũng đoạn, đặc biệt là giữa các nhóm đầu cơ.

Chính phủ đã có tác động kịp thời: điều tiết kinh tế vĩ mô, quản lý vốn, thuế chuyển nhượng bất động sản chặt chẽ hơn, hạn chế phân lô tách thửa. Gần đây, nghị quyết 18 cũng đã giúp hạ nhiệt thị trường theo những cách sau:
+ Quy định về giao dịch trên sàn giao dịch bất động sản không dùng tiền mặt, bắt buộc phải chuyển khoản
+ Đánh thuế đối với người có nhiều bất động sản
Sự điều tiết này đã giúp thị trường không hình thành bong bóng trên diện rộng trong thời gian đất “sốt nóng”.
Thực tế hơn hai năm trở lại đây giá
bất động sản tăng chóng mặt không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Năm 2020, giá bất động sản trên thế giới tăng trung bình 6,5% và năm 2021 giá bất động sản tăng khoảng 6 – 7%. Nguyên nhân tăng giá vì dòng tiền thấp, lãi suất thấp và ít cơ hội kinh doanh nên nhiều người quay về đầu tư bất động sản.
Năm 2022 đặc biệt là nửa cuối năm không còn yếu tố cơ bản nào đẩy giá
bất động sản lên cao như 2 năm gần đây ngoại trừ thông tin pháp lý điều chỉnh, công bố quy hoạch và hạ tầng được đầu tư. Về lâu dài, thị trường sẽ diễn biến tích cực và dần trở lại trạng thái cân bằng, nơi bong bóng ít có khả năng hình thành.
Khi lạm phát tăng, các quốc gia phải tăng lãi suất và can thiệp bằng các biện pháp khác nhau. Lạm phát gia tăng sẽ làm tăng lãi suất, giảm đầu tư tiêu dùng và làm chậm quá trình phục hồi kinh tế. Khi lạm phát tăng, giá cả tăng, tâm lý “giọt nước tràn ly” đẩy giá lên cao, tâm lý phòng thủ xuất hiện, người dân sẽ ngừng đầu tư. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát,
bất động sản cũng là “kênh bảo vệ tạm thời” để trú ẩn rủi ro chờ thời điểm thuận lợi để đầu tư dài hạn. Ở Việt Nam, chính phủ đang cố gắng điều tiết lạm phát ở mức 3,8-4,2%. Đây là mức chấp nhận được và không gây rủi ro cho nền kinh tế. Việt Nam cũng là quốc gia hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn lạm phát.