Đầu tư gì với 100 tỷ? 100 tỷ nên đầu tư vào công ty gia đình thay vì startup. Đây là nhận định của một founder startup vừa thành công gọi vốn hàng triệu USD trong vòng series B từ một quỹ Nhật Bản.
Theo anh chia sẻ, các nhà đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn chưa coi startup là một mô hình đầu tư sinh lời tốt. Phần lớn mọi người chưa hiểu rõ về mô hình. Nếu hiểu cũng chưa chắc dám đầu tư vì tâm lý e ngại làm người đầu tiên thử nghiệm.

Theo founder này thì hiện Việt Nam không đủ các nhà đầu tư ở giai đoạn vốn “mồi”. Các khoản đầu tư giai đoạn này dao động 10000 – 50000 USD. Trong khi đó, phần lớn startup Việt Nam đang nằm ở giai đoạn này.
Với các startup đã vượt qua ngưỡng cửa triệu đô, họ dễ dàng gọi vốn ở Singapore. Ở thời điểm này, với con số 100 tỷ đầu tư, các nhà đầu tư chưa chắc đã nhận được cái gật đầu từ founder.
Theo một góc độ khác, có nhiều người dường như đang hiểu lầm khái niệm SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) với startup.
Theo bà Thạch Lê Anh – Giám đốc đề án Thương mại hóa công nghiệp theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam thì khái niệm startup là một tập hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian…) để tìm kiếm mô hình kinh doanh mới và sau đó xây dựng thành một tổ chức doanh nghiệp đạt quy mô. Cùng lúc, có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại các thị trường khác nhau và thường lấy công nghệ làm lợi thế cạnh tranh.
Định nghĩa này bao gồm việc startup có thể chưa là một doanh nghiệp và việc đi tìm kiếm mô hình kinh doanh mới đồng nghĩa với việc mỗi startup thường là duy nhất. Thực tế chỉ ra những startup thành công nhất thường không có tấm gương nào để đối chiếu, đánh giá hay dự đoán khả năng thành công. Vì vậy, nhà đầu tư thường gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn startup.

Bên cạnh đó, chúng ta cần hiểu rằng startup không giống doanh nghiệp SMEs. Bề ngoài, dường như startup đã thành lập doanh nghiệp và SMEs giống hệt nhau về cả quy mô lẫn hoạt động. Nhưng về bản chất có thể so sánh như sau:
Giả sử chúng ta có 1 tỷ đồng đầu tư trong 10 năm và cho 2 lựa chọn:
Phương án A sẽ có 10% thành công thu về 200 tỷ đồng (lợi nhuận gấp 200 lần) nhưng 90% thất bại dựa trên thống kê của Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ thì đầu tư vào 10 startup thì chỉ được 1 thành công nhưng là thành công đột phá).
Phương án B sẽ có 90% thành công và tạo ra 2 tỷ đồng (lợi nhuận 1 lần) chỉ có 10% thất bại. Đa số các nhà đầu tư dùng lý trí để phán đoán sẽ chọn phương án B mặc dù giá trị cơ hội của phương án A lớn hơn B.
Một so sánh khác cho thấy SMEs truyền thống bắt đầu là một công ty gia đình, mang tính cục bộ, địa phương và gắn liền với lợi thế về địa lý, do đó thị trường và khách hàng tương đối được lựa chọn và hữu hạn. Còn startup công nghệ mang tính toàn cầu, không lệ thuộc lợi thế địa lý hay khu vực nên thị trường và khách hàng là một tập hợp lớn không giới hạn.
Doanh nghiệp SMEs gọi vốn thường để mở rộng kinh doanh hoặc sớm hơn là để bắt đầu kinh doanh. Tiền đầu tư được phục vụ cho việc mua máy móc thiết bị hoặc mua nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm đem bán hoặc nhập luôn thành phẩm để bán lấy chênh lệch.
Đặc thù của hoạt động này là máy móc thiết bị và món hàng được nhập về là tài sản và thường có giá trị được mua bán trên thị trường. Trong trường hợp xấu nhất. SMEs có thể bán lại các tài sản này để hoàn trả tiền cho nhà đầu tư hoặc ngân hàng.
Đối với startup, đặc biệt là startup ở giai đoạn vốn mồi tiền đầu tư thường được dùng để xây sản phẩm công nghệ. Phần lớn nguồn vốn chi cho nhân sự, marketing và bán hàng. Những
Tính chất sử dụng của nguồn vốn thực chất là chi phí trả cho nhân sự, marketing và bán hàng. Nếu startup thất bại, chi phí này gần như mất trắng.
Theo bà, đầu tư vào con người luôn có đặc thù là mạo hiểm. Những người dám làm dám chịu, dám thay đổi, thử nghiệm, chấp nhận thất bại để đột phá. Ngay tại Mỹ, một quốc gia đã có hệ sinh thái khởi nghiệp gần như hoàn hảo, thống kê cũng đã chỉ ra chỉ 10% những người đầu tư mạo hiểm thành công, còn lại là thất bại 90%.
Tìm hiểu thêm tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FINTECH LAND